Môn thể thao trượt patin giờ đây không còn xa lạ gì với tất cả mọi người. Tại Việt Nam, chúng ta rất dễ bắt gặp hình ảnh nhóm các bạn trẻ nam nữ, trẻ em thậm chí người cao tuổi trượt vi vu trên đôi giày trượt patin ở đường phố hoặc những nơi công cộng như: sân trượt, công viên, khu chung cư, sân chơi chung…Nhưng ít người hiểu được môn thể thao trượt patin là gì, bắt nguồn từ đâu, sự hình thành và phát triển, các thể loại chơi…
Ở bài viết này, Xpatin sẽ giải thích tất tần tật về môn chơi ‘thời thượng’ được rất nhiều người yêu thích này để mọi người hiểu rõ và có kiến thức hơn về môn Patin này nhé.
Trượt Patin là gì?
Trượt patin tiếng anh đọc là gì? – Trả lời: Trượt Patin tiếng anh đọc là Rollerblade
Trượt Patin hay còn được gọi với cái tên quốc tế là inline skating hay Roller Sports (là hoạt động trượt bằng giày có bánh xe trên đất hoặc các mặt phẳng…vật liệu khác. Hay trượt trên băng bằng giày có gắn lưỡi kim loại được gọi là ice skating)
Giày trượt patin là gì?
Giày trượt Patin là giày có gắn bánh xe với nhiều loại kích thước và đặc tính khác nhau. Có 2 loại giày trượt patin được nhiều người biết đến là giày patin 4 bánh 1 hàng dọc và loại 4 bánh 2 hàng ngang (hay còn được gọi là giày patin 2 hàng bánh).
Tùy từng thể loại chơi phù hợp mà đôi giày trượt có thể tùy biến lắp 3 bánh, hoặc 5 bánh xe với kích thước bánh lớn nhỏ khác nhau. Kích thước đường kính bánh xe giày patin phổ biến hiện nay là: 64mm, 68mm, 70mm, 72mm, 76mm, 80mm, 90mm, 100mm, 110mm, 125mm.
Lịch sử hình thành và phát triển môn trượt Patin
Nhiều người biết đến trượt patin nhưng không biết đến lịch sử hình thành và phát triển của môn chơi này thế nào, bắt nguồn từ đâu. Mời các bạn chúng ta cùng tìm hiểu nhé:
Đôi giày Patin đầu tiên được phát minh vào năm 1743 bởi một nhà phát minh người Hà Lan. Nhưng do tài liệu về nhà phát minh người Hà Lan bị thất lạc, đến năm 1760, một nhà phát minh người Bỉ John Joseph Merlin được ghi nhận là người phát minh đôi giày Patin đầu tiên sử dụng dây da, bánh xe kim loại nhỏ và tấm gỗ, dựa trên ý tưởng giày trượt băng.
Sau khi trải qua các giai đoạn chuyển đổi từ bánh xe sắt, sang bánh xe gỗ, giày trượt Patin hiện nay sử dụng bánh xe đúc từ nhựa tổng hợp, có vòng bi ở giữa để giảm ma sát và tăng tốc độ, đồng thời sử dụng khung nhôm (frame) thay cho tấm gỗ.
Hiện nay, vận động viên trang bị loại giày với kích cỡ bánh xe và frame khác nhau để phù hợp với từng môn thi đấu khác nhau.
Năm 1878, trận đấu khúc côn cầu trên giày Patin (Roller Polo) được diễn ra đầu tiên ở Luân Đôn, Anh, kéo theo đó là sự phát triển ngày càng vượt trội của các môn thể thao trên đôi giày Patin.
Năm 1884, hiệp hội Patin đầu tiên được thành lập lấy tên là Federation Internationale de Patinage a Roulettes (tạm dịch: Liên Đoàn Patin Quốc Tế). Sau đó được đổi tên thành Federation Internationale de Roller Skating (FIRS) và sử dụng đến ngày nay. Tiếp theo đó, các liên hiệp, hiệp hội, liên đoàn Patin trên khắp thế giới được thành lập nhằm phát triển môn thể thao này.
Năm 1983, cuộc thi Speed Skating (tạm dịch: đua Patin tốc độ) được tổ chức tại Ohio, Mỹ. Cùng đó là cuộc thi dành cho Figure Skating và Dance (tạm dịch: Patin nghệ thuật) được tổ chức ở Michigan và New York, Mỹ. Năm 1940, một cuộc thi với quy mô lớn dành cho cả 3 nội dung Speed, Figure và Dance được tổ chức tại Cleveland. Kéo dài trong 4 ngày, cuộc thi thu hút hơn 500 vận động viên đến từ nhiều nơi trên thế giới.
Năm 1979, Patin là môn thể thao biểu diễn tại Pan American Games tổ chức tại Puerto Rico. Sau đó được đưa vào danh sách môn thể thao thi đấu chính thức bắt đầu từ Pan American Games 1987 tổ chức tại Indianapolis .
Năm 1995, giải vô địch thế giới khúc côn cầu trên giày trượt Patin (Roller Inline Hockey World Championships) đầu tiên được tổ chức tại Chicago, đánh dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của môn thể thao này. Bắt đầu từ đây, giải vô địch thế giới khúc côn cầu trên giày trượt Patin được tổ chức hàng năm cho các vận động viên trên thế giới tranh tài, cọ xát và giao lưu kinh nghiệm.
Năm 2011, môn Patin được đưa vào danh sách thi đấu chính thức tại SEA Games tổ chức tại Indonesia.
Năm 2012, môn Patin được đưa vào danh sách thi đấu chính thức 3rd Asian Beach Games tổ chức tại TP.Hải Dương – Trung Quốc.
Phong trào trượt patin tại Việt Nam hiện nay
Hình ảnh người trượt những đôi giày trượt patin 2 hàng bánh thập niên 80-90 trên các sân trượt tại Việt Nam không còn xa lạ gì với mọi người. Trước năm 2007 phong trào chơi giày patin 4 bánh ngang vẫn rất thịnh hành. Các sân trượt chỉ có loại giày trượt này để cho thuê và thu hút rất đông người tham gia. Nhưng sau năm 2007 phong trào chơi giày patin 1 hàng bánh (bánh dọc) nở rộ. Từ ấy giày Patin 4 bánh ngang ngày càng ít được ưa chuộng.
Từ năm 2011-2014 phong trào trượt Patin tại khắp các tỉnh thành trên cả nước nở rộ với hàng loạt sân trượt patin được đầu tư thu hút các bạn trẻ đua nhau tập luyện. Việc mở quá nhiều sân trượt trên cùng địa bàn dẫn đến cạnh tranh và các sân trượt ngày càng ít khách, dần dần các sân trượt đầu tư cho thuê đã đóng cửa hoặc chuyển đổi hình thức kinh doanh. Đến năm 2015-2016 thì phong trào trượt patin tại Việt Nam có đi xuống. Nhiều người yêu thích môn chơi này chuyển hướng sang tự đầu tư sở hữu riêng một đôi giày trượt và tập luyện tại các sân chơi chung như quảng trường, công viên…
Từ năm 2017 đến nay, phong trào trượt patin với nhu cầu rèn luyện sức khỏe thể chất bắt đầu phát triển, đặc biệt đối với trẻ em. Phụ huynh biết được lợi ích thiết thực của môn chơi này mang lại cho con em mình nên khuyến khích các bạn nhỏ tham gia rèn luyện. Rất dễ bắt gặp hình ảnh các bạn trẻ cùng các em nhỏ vi vu điệu nghệ, tươi cười sảng khoái trên đôi giày trượt patin ở rất nhiều nơi trên khắp các tỉnh thành.
Lợi ích đạt được khi chơi patin
Ngày nay, nhiều người hiểu được lợi ích của trượt patin cho sức khỏe và thể chất nên hào hứng tham gia tập luyện. Đây là môn chơi lành mạnh và thu hút, không bị nhàm chán như các môn thể thao khác, chính vì vậy mà nhiều người trung thành và xem patin là môn thể thao rèn luyện mỗi ngày. Cùng Xpatin tìm hiểu qua những lợi ích của trượt patin mang lại nhé.
Theo các nghiên cứu y khoa, Patin nằm trong top 3 các hoạt động cải thiện hoặc duy trì thể dục thể chất tốt.
- Trẻ em: Giúp phát triển thể chất và tăng hoạt động xã hội
- Người trưởng thành: Giúp duy trì sức khoẻ dẻo dai, giữ vóc dáng gọn gàng, săn chắc cơ bắp.
- Người cao tuổi: Giúp chống các bệnh về xương khớp, tăng khả năng hoạt động tim mạch, và kéo dài tuổi thọ
Kiến tạo một trái tim khỏe mạnh: Nhịp tim khoảng 140-160 nhịp/phút khi trượt
Hầu hết các cơ trên cơ thể được vận đồng đều đặn: Cơ vai khỏe mạnh và cân đối, cơ tay tăng sức mạnh và giảm mỡ bắp tay, cơ bụng – lườn săn chắc và thong gọn, cơ chân trở nên khỏe và săn chắc, cơ đùi và cơ mông được hoạt động cùng lúc hiệu quả.
Cơ thể bạn sẽ thay đổi trở nên gọn gàng vì một lượng calories được đốt trong quá trình tập luyện. Trượt ở tốc độ 20 dặm/giờ (20 dặm tương đương gần 9km), 1 người trượt đốt 300 calories trở lên cho mỗi giờ.
Sức bền của hệ tuần hòan máu và hệ hô hấp sẽ được tăng lên.
Nâng cao khả năng thăng bằng, cải thiện khả năng linh hoạt và phối hợp cơ thể
Trí óc sẽ được thư giãn minh mẫn giúp phát triển trí tuệ khi bước vào thế giới của Roller Sports.
Bất kể những lỗ hổng của vóc dáng trên cơ thể bạn, patin là cách lấp đầy hữu hiệu nhất các lỗ hổng đó. Có thể nói patin cũng là một trong những cách tập aerobic tốt nhất phù hợp cho mọi lứa tuổi.
Bên cạnh đó, trượt patin còn có các lợi ích khác như: Gắn kết gia đình, sợi dây kết nối bạn bè, giải pháp du lịch tiết kiệm và bảo vệ môi trường…
Những lưu ý cho người mới bắt đầu trượt patin
- Nên khởi động kỹ trước khi xỏ giày tập: Ai cùng biết khởi động (còn gọi là “làm nóng”) đóng vai trò vô cùng quan trọng khi chơi thể thao đúng không nào. Vậy nên bạn đừng quên bước này nhé.
- Phải đeo đồ bảo hộ: mũ, bảo vệ tay chân để đảm bảo an toàn
- Sử dụng giày patin đúng cách: khi đi giày xong bạn phải kiểm tra lại các chốt khóa đã đóng đúng vị trí và chắc chắn chưa. Mình cứ cẩn thận để đảm bản trượt được hiệu quả, an toàn, cần gì phải vội vàng phải không
- Trượt ở nơi không gian rộng, bằng phẳng: Bạn mới nên tìm những nơi rộng, mặt bằng phẳng không gồ ghề để tập. Tránh tập ở những chỗ có xe cộ qua lại hay những nơi có mặt phẳng xấu dễ bị ngã tiềm ẩn nhiều nguy cơ không an toàn.
- Nhờ người hướng dẫn: để bắt đầu đúng và tập luyện hiệu quả bạn có thể nhờ người quen đã có kinh nghiệm hướng dẫn hoặc tự tập thông qua các thông tin, video trên mạng. Bạn cũng có thể đăng ký khóa học trượt patin với HLV riêng để bắt đầu dễ dàng và hiệu quả hơn.
>> Có thể bạn quan tâm: Cách trượt patin cơ bản cho người mới
Các thể loại chơi phổ biến trong môn Patin
– Slalom
Nội dung này gần giống với thể loại trượt băng nghệ thuật. Tuy nhiên, VĐV tập luyện Slalom có thể tập trên nền bê-tông hoặc nền gỗ. Bài trình diễn Slalom phải được thực hiện bằng cách đi qua các hàng cốc với khoảng cách các cốc 50cm, 80cm, 120cm (mỗi hàng 20 cốc) đồng thời VĐV phải trình diễn các kỹ thuật đẹp mắt kết hợp với tiết tấu nhạc trong khoảng thời gian 80-100 giây. Người tập thể loại này có thể đạt được nhiều lợi ích như khả năng uyển chuyển, dẻo dai và linh hoạt. Với thể loại này, người tập sẽ sắp xếp bánh theo kiểu Full Rocker.
Trong thể loại Slalom còn có 3 nhánh khác là
- Speed Slalom: VĐV sẽ trượt qua hàng cốc (20 cốc) bằng 1 chân, tính thành tích thời gian.
- Pair Slalom (Jam): Giống Slalom tuy nhiên bài trình diễn phải được phối hợp từ 2 người trở lên với thời gian từ 160 – 180 giây.
- Battle Slalom: thể loại trình diễn, đấu kỹ thuật Slalom. Mỗi VĐV có 30 giây trong mỗi lượt trình diễn kỹ thuật Slalom của mình để đấu với các VĐV khác.
– Slide
Người tập thể loại này sẽ đạt được nhiều lợi ích về sức khỏe, nhanh nhẹn, các phần cơ trên cơ thể phát triển tốt hơn. Với thể loại này, người chơi phải chạy đà thật nhanh và trình diễn động tác thắng – giảm tốc độ sao cho thật đẹp mắt. Ở thể loại này, người tập có thể sắp xếp bánh xe Full Rocker hoặc bánh đều (flat) tùy thuộc vào kỹ năng người tập.
– Aggressive
Đây là môn mạo hiểm cho những người thích cảm giác mạnh. Địa điểm tập có thể là các chướng ngại vật trên đường phố hoặc tập luyện trong Skatepark. Người chơi có thể nhảy qua các hàng rào, lướt trên các bậc thang, trượt trên các địa hình có cạnh hoặc trên thanh sắt (grind, rail), trượt trong các máng trượt (ramp)…người tập thể loại này có tinh thần mạnh mẽ, các cơ phát triển tốt đặc biệt là cơ bụng và khả năng phản xạ nhanh nhẹn. Người tập thể loại này thường chọn giày Aggressive chuyên dụng (USD, Remz, Razor, Seba,…) có bánh xe với kích cỡ nhỏ (52-60mm) nhưng bề ngang rộng và bằng giúp giữ thăng bằng tốt hơn khi thực hiện các động tác tiếp đất (landing) nhưng khuyết điểm là khi nghiêng người chuyển hướng dễ gây trượt ngã đối với những người mới làm quen loại giày này do bề mặt tiếp xúc với mặt sàn nhỏ và bánh có độ cứng cao.
Aggressive có 4 phân nhánh:
- Street: ở thể loại này, người tập sẽ dùng các chướng ngại vật bắt gặp trên đường phố để thực hiện các kỹ thuật như nhảy qua các bậc thang, các bề mặt có độ dốc, trượt trên thanh vịn, gờ bê tông, vách tường,…tính sáng tạo là 1 yếu tố quan trọng giúp cho người tập thể loại này có thể thực hiện các kỹ thuật mới, lạ mắt và trên các chướng ngại vật mà người khác không nghĩ đến để tạo ra 1 bài trình diễn đẹp mắt không theo khuôn mẫu như khi tập trong Skatepart. Street còn được hiểu đơn giản là trượt dạo quanh đường phố.
- Park (Skatepark): khác với thể loại street, thể loại tập trong skatepark sẽ có các chướng ngại vật, máng trượt (Ramp) cố định và được sắp xếp theo 1 hướng nhất định giúp cho người tập có thể phối hợp thực hiện liên tục các kỹ thuật.
- Half pipe: loại hình tập luyện chuyên nghiệp trên ramp Half Pipe. Các kỹ thuật nhảy, nhào lộn, xoay người trên không và lướt trên gờ sắt thường được các VĐV thực hiện.
- Skatecross: ở nội dung này, người VĐV phải kết hợp các kỹ thuật nhảy và tăng tốc vượt qua các chướng ngại vật (đa phần là các máng – sóng trượt) để về đích nhanh nhất. Loại hình này gọi nôm na là “Đua địa hình” hoặc “Đua vượt chướng ngại vật”
– Dancing – Firgure
Thể loại giống với trượt băng nghệ thuật nhưng VĐV có thể tập luyện với đôi giày Patin trên nền bê-tông hoặc gỗ. Thể loại này có lẽ là kén người chơi nhất nhưng hầu như ai tập môn này cũng đều có thân hình đẹp. Người tập thể loại này phải thật sự đam mê, kiên trì và định hướng rõ ràng. Người tập có thể kết hợp các động tác múa Ballet vào bài trình diễn. Thể loại này có thể rèn luyện cho người tập tính nhẫn nại và tự tin đồng thời thể trạng, vóc dáng cũng sẽ thay đổi sau 1 thời gian tập luyện như: thân hình gọn gàng hơn, phản xạ nhanh nhẹn, linh hoạt và uyển chuyển. Giày chuyên dụng thường là loại có 3 bánh với bánh giữa to hơn 2 bánh còn lại giúp VĐV có thể thực hiện có thể thực hiện các động tác nhẹ nhàng hơn do giảm lực ma sát giữa giày và sàn diễn.
– Hockey
Đây là môn thể thao đối kháng. Môn này thể thức gần giống với bóng đá, hai đội dùng gậy để đánh bóng vào khung thành đối phương. Đương nhiên mỗi thành viên đều phải trượt trên giày Patin. Chơi môn này thì đòi hỏi người tập phải trang bị đầy đủ các dụng cụ: gậy, cầu môn, bóng, nón bảo hộ có lưới che mặt, bảo hộ toàn thân, quần áo. Hockey cũng có một số động tác kỹ thuật riêng và đương nhiên phải có chiến thuật.
– Downhill
Một hình thức trượt xuống dốc với tốc độ cao, kết hợp các động tác slide khi qua cua gấp, người tập nên tập luyện nhuần nhuyễn các kỹ thuật thắng &chuyển hướng parallel trước khi bắt đầu thử sức với các đường dốc. Ở thể loại này, người tập nên trang bị đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ tay chân và nón bảo hiểm để đảm bảo an toàn khi tập luyện. Giày nên thiết lập với các bánh đều nhau và kích thước bánh to để giữ thăng bằng tốt khi đi với tốc độ cao.
– Racing – Speed
Người tập thể loại này phải thực sự siêng năng và có kế hoạch tập luyện bài bản sẽ đạt được rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như phát triển các cơ chân, tay, bụng, phản xạ linh hoạt và 1 sức khỏe bền bỉ. Thể loại này gần giống với môn đua xe đạp.
Cùng với đôi giày chuyên dụng có các bánh xe to với kích thước 100-110mm, người tập có thể thực hiện các đợt chạy sức bền đường dài, chạy tốc độ cự ly ngắn. Đối với môn này thì bạn cần phải tập cho đúng động tác để có thể tiết kiệm được sức lực nhiều nhất nhưng lại có thể trượt đi với tốc độ nhanh và trên quãng đường dài nhất (kỹ thuật quan trọng cho thể loại này là Double Push và Parallel). Người tập chuyên nghiệp thể loại này thường chọn loại giày Speed chuyên dụng với cổ giày thấp để đạt được hiệu suất cao nhất cũng như linh hoạt hơn khi tập các kỹ thuật bo cua, tăng tốc, tuy nhiên loại giày này rất khó sử dụng đối với người mới tập.
– Fitness
Fitness Skating là thể loại trượt giúp giảm cân, giữ vóc dáng cân đối, đồng thời giúp giải tỏa căng thẳng cho người trượt. Fitness Skating có thể thay thế cho môn chạy bộ, đồng thời giảm thiểu các chấn động tới cơ và khớp, nhưng đốt cháy nhiều năng lượng hơn chạy bộ. Bổ sung Fitness skating vào lịch trình luyện tập cá nhân sẽ mang lại nhiều lợi ích về thể chất và tinh thần cho người tập.
- Tăng cường khả năng giữ thăng bằng và sự phối hợp linh hoạt giữa các bộ phận
- Giảm cân và duy trì cân nặng ổn định
- Luyện tập, duy trì ổn định và nâng cao hiệu quả hoạt động tim mạch
- Phát triển cơ bắp và nâng cao sức mạnh của cơ
Fitness Skating được xem tương tự như Speed Skating, nhưng chủ yếu tập trung vào phát triển thể chất thay cho tốc độ. Với mục tiêu chính là rèn luyện sức khỏe và không hướng tới thi đấu, Fitness được đánh giá với tính giải trí cao hơn, giúp người trượt thư giãn hơn. Khởi động làm nóng cơ là cần thiết trước khi luyện tập. Đồng thời, người trượt cũng cần biết các kĩ năng khi trượt đường xa, và có sự chuẩn bị tốt về mặt thể chất.
Trượt patin so với các môn thể dục khác
Patin là môn thể thao thú vị đem đến cho người chơi sự hào hứng và sản khoái. Rất nhiều điều khám phá khi bạn trượt trên đôi giày patin, chơi Patin bạn sẽ không cảm thấy nhàm chán như tập luyện các môn thể dục khác. Có thể nói patin cũng là một trong những cách tập aerobic tốt nhất phù hợp cho mọi lứa tuổi.
Dành thời gian trượt patin 20 đến 30 phút mỗi ngày sẽ giúp bạn có một sức khỏe dẻo dai và một thân hình cân đối như ý.
Hi vọng những thông tin Xpatin cung cấp ở trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về môn thể thao này. Giúp bạn có được cái nhìn tổng quan nhất và bắt đầu với môn chơi đầy thú vị này được hiệu quả. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ để nhiều người biết đến và cùng tham gia tập luyện nhé!
Truy cập website https://xpatin.com/ thường xuyên để cập nhật những thông tin hữu ích về bộ môn Roller Sports bạn nhé!
Để lại một bình luận