Trẻ em nên vận động nhiều để phát triển

Một sai lầm lớn mà rất nhiều bậc phụ huynh ngày nay thường mắc phải đó là chỉ tập trung vào vấn đề bổ sung dinh dưỡng cho trẻ bằng các thực phẩm nhiều dưỡng chất như thịt, cá, trứng hay các loại sữa giúp bé tăng cân mà lơ là hoặc quên đi việc cho bé vận động hằng ngày.

Trẻ em ngày nay thường thích chơi điện tử hơn là vận động ngoài trời. Điều này hoàn toàn không tốt. Việc lười vận động sẽ khiến hệ cơ và xương của trẻ không phát triển hết mức và ảnh hưởng lâu dài đến sức khoẻ. Do đó, mẹ cần khuyến khích trẻ vận động nhiều hơn để có thể phát triển toàn diện.

Trẻ em ngày nay thường thích Smartphone

Trẻ em ngày nay thường thích Smartphone

Thiếu vận động sẽ dễ khiến trẻ trở nên ù lì, cơ thể yếu ớt và dễ mắc bệnh. Các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, bố mẹ nên cho trẻ vận động ít nhất 1 tiếng/ngày để đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ.

Làm thế nào để khuyến khích trẻ vận động nhiều hơn?

Lối sống ít vận động hoàn toàn không tốt cho trẻ. Do đó, mẹ cần luyện tập thói quen năng động cho trẻ ngay khi còn nhỏ. Chẳng hạn, thay vì chở con đến trường bằng xe máy, mẹ hãy thử để trẻ đạp xe hoặc đi bộ đến trường. Nếu lo sợ đường đi không an toàn, mẹ hãy đi cùng trẻ, hoặc kết hợp cùng các phụ huynh khác để trẻ đi học theo nhóm. Các phụ huynh có thể luân phiên đi theo trông chừng mỗi ngày.

Khuyến khích trẻ vận động

Làm thế nào để khuyến khích trẻ vận động?

Việc vận động cũng giúp trẻ học tập tốt hơn. Chẳng hạn, nếu được chơi đùa cùng các bạn trong giờ ra chơi, trẻ sẽ tập trung tốt hơn trong các tiết học sau. Hãy hạn chế giờ chơi điện tử của trẻ, mà thay vào đó là các hoạt động như nhảy dây, đạp xe… hoặc các trò chơi vận động khác.

Mẹ cũng nên dành thời gian rảnh rỗi để vận động cùng trẻ: Cả gia đình có thể đi bơi, đạp xe hoặc đi bộ cùng nhau. Như vậy, mẹ vừa có thể xây dựng lối sống lành mạnh cho trẻ, vừa tạo thêm nhiều thời gian vui vẻ giữa các thành viên trong gia đình.

Trẻ vận động mùa hè

Mùa hè là khoảng thời gian tốt nhất để cho bé hoạt động ngoài trời bằng các môn thể thao như đạp xe, bơi lội, đá bóng hay bất cứ trò chơi nào mà bé thích. Cũng nên dành thời gian để đưa bé về các miền quê có không khí trong lành, cho bé tham gia các trò chơi dân gian như thả diều, bắn bi để giúp bé hiểu hơn về truyền thống của dân tộc. Bố mẹ cũng có thể dẫn bé đi tham quan vườn quốc gia hay các khu sinh thái để dạy bé về tình yêu thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

Mùa hè thời tiết thường nóng nực nên bố mẹ chú ý không nên cho bé hoạt động dưới trời nắng gắt. Buổi sáng sớm hoặc chiều tà là khoảng thời gian tốt nhất để  bé vận động. Cũng cần chú ý bổ sung nước đầy đủ cho bé bởi bé rất dễ mất nước vào mùa hè.

Trẻ vận động mùa đông

Nhiều bố mẹ nghĩ, mùa đông thời tiết lạnh thì không nên để bé vận động nhiều. Tuy nhiên các chuyên gia lại khuyến cáo, trời càng lạnh thì càng phải vận động để tăng sức chịu đựng cho cơ thể. Không nhất thiết phải cho bé ra ngoài trời hoặc tới các trung tâm thể thao thì bé mới vận động được. Trời mùa đông, bố mẹ có thể cho bé vận động bằng những cách sau:

– Chơi các trò chơi trong nhà: Dùng gối, nệm để tạo những chướng ngại cho bé vượt qua hoặc xây một “đường hầm” bằng ghế để bé chui người qua là những cách bạn có thể tạo ra trò chơi vận động ngay trong nhà cho bé.

Trẻ em vận động với môn thể thao trượt patin

Trẻ em vận động với môn thể thao trượt patin

Một số môn thể thao phù hợp để trẻ vận động

  • Đối với trẻ mẫu giáo, hình thức vận động chủ yếu là thông qua các trò chơi, cuộc thi nhỏ hoặc những chuyến “phiêu lưu” tưởng tượng. Ở độ tuổi này, trẻ rất thích các trò chơi với bóng hoặc nhảy lò cò.
  • Đến độ tuổi tiểu học, trẻ bắt đầu chuyển qua các môn thể thao phức tạp hơn, chẳng hạn như bơi lội, nhảy dây, đạp xe, thể dục dụng cụ, các môn bóng, … Đây là thời điểm để lựa chọn môn thể thao yêu thích cho trẻ. Hãy để trẻ học thử một vài môn tại các câu lạc bộ và chọn ra môn thể thao mình thích nhất. Chỉ khi yêu thích một môn thể thao thì trẻ mới có thể luyện tập lâu dài được.

Thể thao luyện sức bền

vd. Bơi lội, Đạp xe, Trượt patin

Lợi ích:

  • Tăng sức đề kháng, hỗ trợ tối ưu hệ tim mạch.
  • Tạo nền tảng tốt để luyện tập các môn thể thao khác.
  • Tiêu hao một lượng lớn calorie.

>> Tham khảo mẫu giày trượt patin tốt cho bé tại đây

Thể thao đồng đội

vd. Cầu lông, Bóng rổ, Bóng đá, Bóng ném, Quần vợt, Bóng chuyền…

Lợi ích:

  • Xây dựng tinh thần đồng đội.
  • Tương tác với các thành viên trong đội.
  • Phát triển sự phối hợp tay-mắt.

Thể thao mạo hiểm

vd. Chèo thuyền, Leo núi, Đạp xe, Trượt băng, Bơi lặn…

Lợi ích:

  • Tăng khả năng phối hợp và sức chịu đựng.

Thể thao kết hợp âm nhạc

vd. Ballet, Jazz Dance, Khiêu vũ, Hip-Hop, Nhảy dây, Trượt băng nghệ thuật…

Lợi ích:

  • Tăng tốc độ, khả năng phối hợp và sức đề kháng

Võ thuật

vd. Aikido, Quyền Anh, Đấu Kiếm, Judo, Karate, Tae Kwon-Do, Đấu Vật, Quyền Thái…

Lợi ích:

  • Tăng tốc độ và khả năng phối hợp.
  • Luyện tập phản xạ nhanh nhạy.

Lời kết

Trẻ siêng vận động không chỉ tốt cho sự phát triển thể lực mà còn thông minh hơn. Để các em nhiệt tình tham gia vào những trò chơi, hoạt động có ích, các bậc phụ huynh cần có kế hoạch hoạt động ngoài trời cho cả gia đình, tham gia các trò chơi cùng trẻ, khuyến khích con chơi với bạn bè và lưu ý không quá lệ thuộc vào các môn thể thao có tổ chức…. Hãy tạo cảm hứng cho các bé để việc vận động là tự nguyện chứ không phải bắt buộc, tạo áp lực, như vậy mới mang lại hiệu quả cao!

Để lại một bình luận