Xin chào các bạn! Hôm nay, mình sẽ hướng dẫn các bạn những cách trượt patin cơ bản đơn giản, dễ thực hiện. Giúp bạn có thể tự học trượt patin cơ bản đạt hiệu quả.
Nào, xin mời các bạn chúng ta cùng tìm hiểu cách trượt patin và tập luyện với môn thể thao đầy thú vị này nhé.
Hướng dẫn cách trượt Patin cơ bản hiệu quả
Trượt Patin là môn thể thao nhiều người nghĩ nó là rất khó chơi, nhưng thực ra không phải vậy. Chỉ cần một chút quyết tâm, kiên trì thực hiện các cách trượt patin dưới đây là bạn sẽ đi được trong vòng 3 đến 5 hôm. Nếu bạn học nhanh thì 2 hôm là bạn có thể di chuyển bằng giày trượt patin nhẹ nhàng.
Rất nhiều người đã tập trượt patin thành công sau hướng dẫn này và mình tin bạn cũng vậy!
Có thể bạn quan tâm:
- Top 5 mẫu giày Patin phù hợp cho người mới tập
- Một vài lưu ý cho người mới bắt đầu trượt patin
- Chọn mua giày Patin vừa chân là điều rất cần thiết
- Nguy cơ của những đôi giày Patin kém chất lượng
I. Những bước để học cách trượt patin cơ bản
– Học làm quen với giày và giữ thăng bằng
– Học cách đứng lên, ngồi xuống khi chân đang mang giày
– Học cách di chuyển nhẹ
– Học xử lý tình huống khi ngã
– Học trượt trên hàng bánh của giày
– Học cách thắng (phanh), cách dừng lại
Nào, chúng ta bắt đầu tập luyện và trải nghiệm nhé các bạn 😉
1. Học làm quen với giày và giữ thăng bằng
Đây là bước đầu tiên cũng là bước rất quan trọng, có thể gọi đây là bước đầu bỡ ngỡ. Nó định hình dáng của bạn về sau khi đi giày và trượt thành thạo. Dáng trượt xấu hay đẹp là đóng góp từ bước này mà ra nha các bạn ^^
Làm quen với giày trượt: Bạn đang đi giày bình thường tự nhiên đi vô giày trượt patin ban đầu sẽ có cảm giác khó chịu, thấy kích chân và không thoải mái. Nhưng không sao đâu, đi mấy lần quen rồi bạn thấy nó trở nên rất bình thường thôi. Quen rồi mà.
Trong bài viết “Để mua được giày trượt patin tốt phải đọc qua bài viết này” Xpatin đã chỉ rất rõ ở “mục 8” về cách chọn size giày phù hợp. Bạn còn băn khoăn thì đọc qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé.
Học cách giữ thăng bằng: Khi đứng trên giày trượt, bạn đứng hai mũi chân hình chữ V, gót giày chạm hoặc gần chạm nhau. Đồng thời khom người xuốn, hai tay đặt ở đầu gối, chân hơi trùng xuống một chút. Ở bước này bạn sẽ thấy đôi khi bánh tự lăn mà bạn không kiểm soát được, hãy bình tĩnh và cố giữ các động tác như đã nói ở trên.
Bạn đứng yên tại chỗ trong 1 khoảng thời gian khoảng 10-15 phút để học cách giữ thăng bằng. Nếu bạn chưa tự tin, bạn có thể thực hiện bước này nhiều lần.
2. Học cách đứng lên, ngồi xuống
Bước 1: Từ tư thế quỳ, đặt 2 bàn tay xuống đất gần sát với đầu gối
Bước 2: Sau khi thực hiện đúng bước 1, các bạn chống 1 chân lên (chân phải hay chân trái đều được) sao cho 4 bánh đều chạm đất và giày trượt vuông góc với mặt đất.
Bước 3: Đẩy chân còn lại lên tạo thành hình chữ V và tạo sự cân bằng ở hai chiếc giày trượt. Trong khi đó tay bạn vẫn giữ nguyên như bước 1,2 hoặc đẩy các ngón tay và nhấc cao hơn một chút.
Bước 4: Đặt 2 tay lên đầu gối và đứng lên từ từ, kết hợp với thân người hơi hướng về phía trước. Ở bước này các bạn không nên bỏ tay ra khỏi đầu gối và cố gắng giữ thằng bằng tạo thói quen ở bước này.
3. Học cách di chuyển nhẹ
Trước khi di chuyển về phía trước, bạn học giậm chân tại chỗ: giơ cao chân cách mặt đất khoảng 10cm sau đó nhẹ nhàng đặt xuống, rồi đổi chân. Thực hiện liên tục như vậy trong 1 khoảng thời gian nhất định. Khi đã có cảm giác quên, điều khiển được cơ thể, bạn sẽ học cách di chuyển nhẹ về phí trước.
Cách di chuyển nhẹ: Bạn tiến về phía trước với bước nhỏ (bước ngắn) làm sao bạn vẫn kiểm soát được cơ thể và chân mình. Trong khi đó chân vẫn chếch chữ V, người, tay, chân vẫn thực hiện như bước 1 “làm quen với giày và giữ thăng bằng”. Cách này thực hiện đều đặn, nhịp nhàng là ok.
4. Xử lý tình huống khi ngã
Khi tập trượt patin, khó tránh khỏi những lúc không kiểm soát được cơ thể “đôi chân không nghe cái đầu” khiến bạn té ngã. Bạn dừng lo, một số cách té ngã an toàn tôi sẽ gửi cho bạn luôn sau đây.
Ở cách té ngã an toàn trong trượt patin bao gồm 5 bước cơ bản cho người mới tập luyện. Đây là nội dụng rất quan trọng, bạn hãy cố gắng thực hiện thuần thục để đảm bảo an toàn, tránh những chấn thương trong quá trình học trượt bạn nhé.
Bước 1: Khụy 2 gối xuống
Bước 2: 2 tay để phía trước, mở rộng lòng bàn tay, cằm hướng lên
Bước 3: Nghiêng người về phía trước, càng gần mặt đất càng tốt.
Bước 4: Đổ người nhẹ nhàng, chống đầu gối, dùng 2 tay là điểm tựa thứ 2
Bước 5: Trượt tay về phía trước (không duỗi thẳng tay)
5. Học các trượt (lướt) trên hàng bánh lăn
Để học được bước này, bạn bắt buộc phải làm thành thục phần hướng dẫn “cách di chuyển nhẹ” ở trên. Khi bạn đã quen với cách di chuyển bạn có thể điều khiển được cơ thể và đôi giày trượt mình đang mang. Lúc này, bạn có thể đẩy chân ra xa hơn và 1 chân giày chạy dưới đất trong khoảng thời gian lâu hơn. Sau đó đổi bên và như thế là bạn đã lướt trên đôi giày trượt nhẹ nhàng được rồi.
6. Học cách thắng (phanh), cách dừng lại khi đang trượt
Tôi sẽ hướng dẫn bạn 2 cách phanh cơ bản nhất: Đó là phanh gót (đối với giày trượt patin) có phần hãm ở gót giày phải và cách phanh (thắng) chữ A
Phanh gót:
- Đang trượt ở tư thế 2 chân song song.
- Dồn trọng tâm vào chân trái, giữ tư thế khuỵ chân trái.
- Đưa chân phải về trước, nhón mũi lên cho phần thân tiếp xúc với mặt sàn.
- Dồn lực vào gót chân phải để giảm tốc độ.
Phanh chữ A:
- Đặt 2 chân hình chữ V
- Trượt 2 chân về phía trước
- Khép 2 đầu gối, 2 mũi chân chụm vào nhau tạo thành tư thế chữ A
Trượt Patin có khó không?
Nhiều người khi chưa đọc được bài viết về cách học trượt Patin này sẽ nghĩ môn thể thao này khó tập lắm đây. Nhưng với những chia sẻ về cách trượt Patin ở trên, mình tin các bạn sẽ thực hiện dễ dàng những động tác khi mới tập. Bạn sẽ thấy trượt Patin không khó khăn như bạn nghĩ nữa. Hãy nhớ kỹ từng hướng dẫn và tự tin lên nha!
Như vậy là chúng ta đã kết thúc nội dung những cách trượt patin cơ bản dễ dàng thực hiện nhất. Tuy nhiên, có một phần rất rất quan trọng nữa mà tôi sẽ đề cập dưới đây, tôi dành nó cho phần đề cập cuối để muốn nhắc bạn nhớ.
Đó là vấn đề AN TOÀN trong suốt quá trình sử dụng
Trong quá trình tham gia tập luyện patin cơ bản, bất kể đối tường là thanh thiếu niên, người già, trẻ em đều phải trang bị đầy đủ đồ bảo hộ bao gồm: Bảo vệ tay chân (6 miếng: 2 bàn tay, cùi trỏ, đầu gối chân) và mũ bảo hiểm. Không vội vàng khi mới tham gia tập luyện mà hãy thực hiện từ từ đầy đủ những bước cơ bản mà tôi đã hướng dẫn bạn ở trên cho tới khi thuần thục.
Nếu còn băn khoăn hay bạn nghĩ mình cần sự giúp đỡ của một đơn vị chuyên nghiệp để có thể tập luyện tốt môn này. Hãy sử dụng dịch vụ dạy trượt patin của GOX Academy tại Hà Nội, Hải Phòng hoặc TP.HCM. Sẽ giúp cho bạn tham gia môn thể thao này một cách bài bản nhất, chuyên nghiệp nhất và cũng AN TOÀN nhất.
Với những chia sẻ về cách trượt patin của tôi ở trên, chúc các bạn có thể tập luyện thành thạo với môn thể thao đầy thú vị này! Hẹn gặp lại các bạn trong những bài chia sẻ, hướng dẫn về cách trượt patin sau.
Để lại một bình luận